Qua trình bảo trì thang máy được các đơn vị lắp đặt duy trì hàng tháng đối với những thang máy mới được lắp đặt vẫn còn trong thời gian bảo trì mà chủ đầu tư và doanh nghiệp đã ký kết theo Hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy, bảo trì thang máy là vấn đề quan trọng giúp chúng ta phát hiện và kịp thời sửa chữa những hỏng hóc, sự cố của các thiết bị trong quá trình sử dụng. Đồng thời quá trình bảo dưỡng máy móc cũng giúp nâng cao tuổi thọ thang máy theo thời gian người dùng sử dụng. Trong đó tính đồng bộ của các bộ phận thang máy sẽ giúp thang máy có chất lượng cao trong quá trình sử dụng.
Những công việc mà đội ngũ bảo trì thang máy cần phải thực hiện bao gồm:
1. Tổng quát
– Lên lịch bảo trì, bảo dưỡng thang máy cần phải báo cáo với các đơn vị quản lý tòa nhà hoặc chủ nhà để thông báo trước cho họ biết kế hoạch bảo trì của doanh nghiệp.
– Tham khảo các ý kiến của chủ đầu tư hoặc quản lý tòa nhà về trục trặc, hỏng hóc của thang máy.
– Nếu có dự tính ngưng hoạt động của thang máy để chuẩn bị bảo trì, thì phải có thông báo tạm dừng thang máy đặt trước cửa thang máy để người dùng có thể biết và phòng tránh trường hợp người dùng vẫn sử dụng thang máy gây ra những sự cố đáng tiếc xảy ra.
2. Kiểm tra khu vực tủ điều khiển và máy kéo:
Các công việc kiểm tra ở tủ điều khiển và máy kéo sẽ bao gồm nhiều hạng mục trong đó gồm:
– Kiểm tra lại tổng quát tủ điều khiển, điều kiện độ ẩm, nhiệt độ, vệ sinh.
– Kiểm tra lại tổng thể điều kiện hoạt động bình thường của relay, contactor,…
– Kiểm tra tổng quát điện áp nguồn chính, nguồn pin, nguồn chiếu sáng khẩn cấp, các điểm nối đất…
– Kiểm tra tổng quát hoạt động bình thường, độ êm, độ ồn, tình trạng cơ học của các chi tiết bên trong động cơ kéo
– Kiểm tra nhiệt độ khi động cơ kéo và biến tần làm việc bình thường.
3. Kiểm tra thắng:
– Kiểm tra hoạt động bình thường của thắng.
– Kiểm tra hoạt động của các công tắc thắng.
– Ngừng thang, cắt điện; kéo cần nhả thắng để kiểm tra hoạt động của thắng trong trường hợp khẩn cấp.
– Kết hợp, kiểm tra các chức năng phục vụ cứu hộ như: đèn báo chiều di chuyển, đèn băng tầng, chuông báo quá tốc độ.
– Kiểm tra các rãnh puly, thanh chống nhảy cáp.
– Kiểm tra các tấm cao su giảm chấn, các dây khóa chống tuôn bulon.
– Kiểm tra bộ chống vượt tốc governor, vô dầu mỡ.
– Kiểm tra tổng quát về độ ồn, nhiệt … tất cả các bộ phận quay.
– Kiểm tra bảo đảm tất cả các công tắc an toàn trong khu vực này khi bị tác động thì buộc thang máy ngừng hoạt động.
4. Cửa tầng:
– Kiểm tra tình trạng của các nút gọi tầng và các nút chức năng khác.
– Kiểm tra các đèn hiển thị, chuông báo dừng tầng.
– Kiểm tra hoạt động đóng/mở của từng cửa tầng; các khe hở kỷ thuật.
– Kiểm tra tình trạng hoạt động của guốc (shoe) và roller cửa.
– Vệ sinh các rãnh trượt trên, dưới.
– Kiểm tra, vệ sinh, điều chỉnh tiếp điểm cửa.
– Kiểm tra bảo đảm cửa tầng luôn tự đóng được và tự khóa cơ học từ mọi vị trí.
Các công việc mà hoạt động bảo trì diễn ra sẽ bao gồm nhiều hạng mục nhỏ khác, chính vì vậy người bảo trì sẽ phải tiến hành các công việc này thật cẩn thận và tỉ mỉ để đảm bảo hoạt động ổn định của thang máy sau này.
5. Hoàn thành:
– Ghi lại các kiến nghị với đơn vị quản lý tòa nhà.
– Dọn dẹp các thanh chắn, hoặc biển báo bảo trì, dụng cụ làm việc.
– Cho thang máy hoạt động trở lại bình thường và theo dõi.
Để được tư vấn và đảm bảo các hoạt động của thang máy một cách chuyên nghiệp và an toàn nhất, Quý khách hàng nên lựa chọn những đơn vị, doanh nghiệp uy tín tin tưởng để có thể đáp ứng đầy đủ cả về yêu cầu kỹ thuật cũng như công tác bảo trì sau này. Mọi thông tin chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi:
Bạn có thể đọc thêm:
Hố pit thang máy là gì? Nên chọn loại hố pit nào cho ngôi nhà của bạn?
Thang máy nhập khẩu chính hãng: Báo giá và thông tin chi tiết từ A – Z
Thang máy liên doanh: Báo giá và tư vấn chi tiết
Nội thất thang máy hiện đại: Bí quyết lựa chọn và thiết kế tối ưu
Thang máy gia đình 3 tầng: Báo giá chi tiết & kinh nghiệm lắp đặt
5 lợi ích của thang máy thông minh
7 ưu điểm của thang máy không phòng máy
Cải tạo nhà lắp thang máy – Giải pháp nâng tầm không gian sống