Khi thang máy hoạt động, một số công trình thường muốn nâng tầng với những mục đích khác nhau có thể đối với những công trình sau khi xây dựng với số tầng nhất định đồng thời cũng đã lắp đặt thang máy, sau đó với các điều kiện cho phép như giấy tờ hoặc chi phí được cải thiện gia chủ muốn xây thêm một hoặc hai tầng nữa, thế nhưng chủ đầu tư sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn trong việc nâng tầng cho thang máy hoạt động.
Nâng số điểm dừng cho thang máy hoạt động như vậy sẽ không có gì phức tạp, thế nhưng chi phí sẽ cao hơn một chút với những công trinh ban đầu khi chưa lắp đặt thang máy bởi khi lắp đặt thang máy trong công trình hạng mục này sẽ đi theo công trình của gia đình bạn suốt quãng thời gian các thành viên bạn sinh sống ở đây.
Chi phí tháo và lắp lại phòng máy
Những loại thang máy thông dụng được lắp đặt đa số là dòng thang máy không phòng máy, tuy nhiên có những công trình sẽ có phòng máy bố trí ở phía trên cùng chính vì vậy khi cải tạo để nâng tầng thang máy thì phải thoát toàn bộ bệ máy, máy kéo, tủ điện để di chuyển lên vị trí phòng máy nơi đặt mới.
Lắp thêm rail dẫn hướng
Khi thêm số tầng của công trình thì rail dẫn hướng phải dài hơn, rail bao hồm rail dẫn hướng cabin, rail dẫn hướng đối trọng. Trong trường hợp này chỉ cần nối thêm vào hệ thống rail cũ mà không cần thay thế 1 hệ thống mới.
Thay toàn bộ cáp tải, cáp governor
– Cáp tải thang máy được lắp đặt đúng với số tầng phục vụ, chính vì thế nếu có ý dịnh sau này thêm tầng thì cũng không thể để chờ thừa cáp và cũng không thể dùng phương pháp nối thêm chính vì vậy trong trường hợp nâng cao tầng thì chủ đầu tư sẽ phải thay toàn bộ cáp mới cho bằng hành trình mới của thang máy.
– Cáp Governor: Đây là cáp của hệ thống thắng cơ, hệ thống cáp này cùng với cáp tải sẽ phải thay thế toàn bộ khi số tầng của công trình được nâng lên.
Cáp tín hiệu, cáp điện được thay mới hoặc nối thêm
Với cáp điện chủ đầu tư có thể tận dụng dây cáp tín hiệu cũ để có thể nối thêm để tiết kiệm chi phí hoặc thay mới hoàn toàn để đảm bảo an toàn tuyệt đối, ngoài ra các dây cáo điện từ phòng thang máy xuống các tầng cũng phải thay đổi do chiều cao hành trình thay đổi.
Hệ thống cửa tầng của thang máy:
– Cánh cửa thang máy: Với chiều cao tầng tăng lên thì cứ thêm 01 điểm dừng sẽ phải tăng thêm 01 bộ truyền động và 01 bộ cánh cửa. Cánh cửa sẽ có nhiều vật liệu để người dùng lựa chọn có thể là inox sọc nhuyễn, inox gương, thép phủ vân, kính cường lực…. nếu lắp thêm thông thường sẽ lựa chọn vật liệu giống như các cửa tầng cũ đã được lắp đặt.
Với việc nâng tầng cho công trình kéo theo đó là việc nâng số tầng hoạt động của thang máy cũng cao lên chính vì vậy thang máy cần được kiểm định lại, sau khi lắp đặt xong công tác kiểm định an toàn thang máy sẽ được tiến hành lại để đảm bảo tổng thể hoạt động của thang máy luôn an toàn, điều này đồng nghĩa với việc chi phí bỏ ra cho việc kiểm định thang máy cũng sẽ tăng lên.
Trên đây là những chi phí cũng như các công việc sẽ phải thực hiện khi thay đổi nâng tầng của hệ thống thang máy khi đang hoạt động, tùy vào từng công trình và đặc điểm của nó để có thể đưa ra chi phí phù hợp đối với mỗi công trình khi có sự thay đổi này.
Nếu như Quý khách hàng có ý định hoặc đang sử dụng thang máy gia đình hoặc những dòng thang máy khác có nhu cầu muốn nâng tầng hãy vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây nóng sau:
Bạn có thể đọc thêm:
Hố pit thang máy là gì? Nên chọn loại hố pit nào cho ngôi nhà của bạn?
Thang máy nhập khẩu chính hãng: Báo giá và thông tin chi tiết từ A – Z
Thang máy liên doanh: Báo giá và tư vấn chi tiết
Nội thất thang máy hiện đại: Bí quyết lựa chọn và thiết kế tối ưu
Thang máy gia đình 3 tầng: Báo giá chi tiết & kinh nghiệm lắp đặt
5 lợi ích của thang máy thông minh
7 ưu điểm của thang máy không phòng máy
Cải tạo nhà lắp thang máy – Giải pháp nâng tầm không gian sống