Bảo trì thang máy là công việc được tiến hành theo định kỳ, chẳng những việc làm này đảm bảo hoạt động liên tục cho thang máy mà nó còn giúp kéo dài tuổi thọ thang máy theo thời gian. Trong thời gian bảo hành thì việc bảo trì thang máy sẽ do bên công ty, doanh nghiệp lắp đặt thang máy đảm nhận, khách hàng cần phải ký kết hợp đồng bảo trì theo định kỳ với đơn vị cung cấp thang máy.
Các hình thức bảo trì thang máy:
Trên thị trường thang máy hiện nay có hai hình thức bảo trì thang máy phổ biến để người dùng có thể lựa chọn: Một là hình thức bảo trì thông thường và loại còn lại là bảo trì toàn diện.
– Hợp đồng bảo trì thông thường: Đây là loại hợp đồng phổ biến và được nhiều chủ đầu tư lựa chọn, với hợp đồng này sẽ được quy định rõ bên nhà cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm cử cán bộ kỹ thuật đến bảo trì thang máy theo đúng thời gian đã ký kết với khách hàng theo đúng trên hợp đồng.
– Hợp đồng bảo trì toàn diện: Các chế độ của loại hình hợp đồng bảo trì toàn diện cơ bản sẽ giống như hợp đồng thông thường. Ngoài việc phải bảo trì theo định kỳ thì với bất cứ thiết bị nào khi hỏng hóc cần phải thay thế thì chính đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện nhiệm vụ thay thế miễn phí cho dù giá trị của thiết bị đó là nhỏ hay lớn.
Chí phí chủ đầu tư phải bỏ ra đối với thang máy: Giá bảo trì thang máy sẽ phụ thuộc vào tải trọng, số tầng, loại thang và địa điểm của công trình.
Nếu tính cụ thế cho từng công trình chi phí phải bỏ ra cho mỗi thang máy sẽ là rất lớn, chính vì thế hộ gia đình khi sử dụng thang máy gia đình chủ yếu lựa chọn hình thức hợp đồng bảo trì thông thường.
Thời gian để bảo trì thang máy thích hợp:
Tùy thuộc vào tần suất sử dụng, tuổi thọ của thang máy để lựa chọn các gói bảo trì theo thời gian. Với các loại thang máy còn mới, ít sử udjng có thể lựa chọn gói bảo trì từ 2-3 tháng/lần.
– Với những thang máy ở các tòa nhà văn phòng, chung cư khách sạn nơi đây thang máy sẽ được vận hành với tần suất rất cao chính vì thế thang máy nên bảo trì mỗi tháng một lần.
Các công việc mà nhân viên kỹ thuật sẽ làm khi tiến hành bảo dưỡng, bảo trì thang máy:
– Kiểm tra và làm sạch bố thắng, tang thắng và càng thắng.
– Kiểm tra và điều chỉnh bộ chọn tầng, công tắt tầng
– Kiểm tra độ lệch tầng, gia tăng tốc, giảm tốc, độ giật và điều chỉnh hoặc thay thế những bộ phận cần thiết để đảm bảo tiện nghi sử dụng.
– Kiểm tra các đầu dây của tủ điều khiển
– Kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của công tắt cửa, cơ cấu đóng mở cửa
– Lau chùi cửa cabin, cửa tầng, sill cửa, bánh đà, cáp chính, các đầu đối trọng nếu có và áp dụng chế độ bảo dưỡng những nơi cần thiết.
– Kiểm tra các nút điều khiển, đèn báo tầng, đèn cabin, nút gọi tầng ở những nơi cần thiết.
Với loại cầu thang máy gia đình liên doanh, chi phí mà chủ đầu tư bỏ ra sẽ rẻ hơn so với chi phí của thang máy nhập khẩu thế nên trong suốt quá trình sử dụng việc để ý đến vấn đề bảo trì thang máy là việc làm cần thiết và quan trọng đối cho hoạt động của thang máy sau này.
Để tìm hiểu dịch vụ bảo trì thích hợp Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây nóng sau:
Bạn có thể đọc thêm:
Hố pit thang máy là gì? Nên chọn loại hố pit nào cho ngôi nhà của bạn?
Thang máy nhập khẩu chính hãng: Báo giá và thông tin chi tiết từ A – Z
Thang máy liên doanh: Báo giá và tư vấn chi tiết
Nội thất thang máy hiện đại: Bí quyết lựa chọn và thiết kế tối ưu
Thang máy gia đình 3 tầng: Báo giá chi tiết & kinh nghiệm lắp đặt
5 lợi ích của thang máy thông minh
7 ưu điểm của thang máy không phòng máy
Cải tạo nhà lắp thang máy – Giải pháp nâng tầm không gian sống