Bên cạnh những nỗi lo lắng của người dùng về các sự cố thang máy, gây kẹt thang máy, chi phí vận hành, chi phí bảo trì cho thang máy hàng tháng thì với những công trình cao ốc lớn nỗi lo khác lại được chủ đầu tư chú ý hơn đó chính là những thiết bị thang máy hay hỏng hóc và nếu thay thế, sửa chữa chi phí cho những thiết bị này là bao nhiêu?
Thiết bị dù có tốt đến mấy, thuộc hàng đắt tiền ra sao thì quá quá trình sử dụng sẽ không tránh khỏi những hỏng hóc phát sinh, những nguyên nhân chủ quan gây ra đó chính là việc sử dụng không đúng nguyên tắc của các thiết bị.
1. Thiết bị chiếu sáng cabin
Trong cabin thang máy, khi sử dụng người dùng sẽ cảm tưởng rằng đây chính là một nhà tù giam lỏng từ bốn phía kín mít, vậy thiết bị được sử dụng trong cabin này chính là việc dùng hệ thống chiếu sáng; một là đèn tuýp và hai là đèn LED. Tuổi thị của bóng đèn so với các phần còn lại của thang máy là thấp nhất chính vì vậy điều dễ hiểu khi bạn phải thường bỏ tiền thay thế thiết bị này. Nếu tính về chi phí của thiết bị này thì người dùng có thể dễ dàng thay thế và không phải lo ngại về vấn đề này.
2. Cảm biến an toàn cửa thang
Với tên gọi chuyên ngày là Photocell, nhiều người dùng không biết đến thiết bị này nhưng thiết bị này có hai dạng, một là dạng điểm và hai là dạng thanh. Thiết bị này được gắn ở hai bên cửa cabin thang máy từ đó giúp phát hiện vật cản trong quá trình đóng cửa và mở cửa tự động để phát hiện những vật dụng mắc kẹt cào cửa. Thiết bị này rất cần thiết và cực kỳ quan trọng.
Do nằm ở vị trí dễ va chạm nhất là khi chuyển đồ chính vì vậy thiết bị này sẽ gặp phải những sự cố như:
– Hai thanh Photocell lệch khỏi vị trí lắp đặt ban đầu dẫn tới việc thiết bị ngưng hoạt động, khi đó chỉ cần căn chỉnh lại là thiết bị này đã hoạt động bình thường.
– Bị các vật thể lạ như bụi bẩn, băng dính bám vào làm cửa thang máy không đóng được.
– Do va đập mạnh gây ra hỏng hóc khiến cảm biến ở 2 thanh photocell phải thay thế.
Chi phí cho hạng mục này sẽ dao động từ 2.000.000VND đến 5.000.000VND tùy thuộc vào photocell dạng điểm hay dạng thanh, thương hiệu cũng như nguồn gốc xuất xứ của thiết bị.
3. Nguồn điện của hệ thống cứu hộ tự động
Hệ thống cứu hộ tự động hoạt động hay còn được gọi tắt là ARD, nó dựa vào một nguồn điện dự phòng đây có thể là ắc quy hoặc UPS. Khi nguồn điện lưới mất thì hệ thống cứu hộ sẽ dùng nguồn điện này sẽ đưa cabin về tầng gần nhất để mở cửa cho người bên trong thang máy ra ngoài.
Thế nhưng trong một vài trường hợp, suốt một thời gian dài ARD không phải làm việc điều này đồng nghĩa với việc UPS sẽ không được xả điện chính vì thế sẽ làm giảm tuổi thọ của thang máy xuống.
Để giúp kéo dài tuổi tho của hệ thống cứu hộ thì trong mỗi lần bảo trì thang máy định kỳ, nhân viên bảo trì của Doanh nghiệp lắp đặt thang máy sẽ phải tự lập tình huống mất điện để hệ thống cứu hộ hoạt động. Việc này sẽ có tác dụng:
– Kiểm tra ARD có hoạt động bình thường hay không
– Sau đó là giúp Ắc Quy hay UPS xả điện.
Từ những lưu ý và thông tin chúng tôi cung cấp, Quý khách hàng sẽ có thêm những kinh nghiệm và cơ sở để có thể hiểu biết hơn về cấu tạo bên trong gồm những thiết bị thang máy nhỏ nào đối với dòng thang máy mà gia đình mình đang sử dụng.
Bạn có thể đọc thêm:
Hố pit thang máy là gì? Nên chọn loại hố pit nào cho ngôi nhà của bạn?
Thang máy nhập khẩu chính hãng: Báo giá và thông tin chi tiết từ A – Z
Thang máy liên doanh: Báo giá và tư vấn chi tiết
Nội thất thang máy hiện đại: Bí quyết lựa chọn và thiết kế tối ưu
Thang máy gia đình 3 tầng: Báo giá chi tiết & kinh nghiệm lắp đặt
5 lợi ích của thang máy thông minh
7 ưu điểm của thang máy không phòng máy
Cải tạo nhà lắp thang máy – Giải pháp nâng tầm không gian sống