Quy trình lắp đặt thang máy

Ngày đăng: 25/10/2016 - 10046 lượt xem

Sau khi việc ký kết hợp đồng diễn ra giữa 2 bên là người mua và người bán kết thúc, nhà cung cấp thang máy sẽ tiến hành công việc như đặt hàng chuẩn bị các công việc liên quan đến các hạng mục có trong hợp đồng theo đó chủ đầu tư cũng phải tiến hành bàn giao hố thang theo đúng thông số kỹ thuật mà kiến trúc sư phối hợp cùng nhân viên kỹ thuật của công ty thang máy đưa ra phương án tối ưu nhất, công việc sau đó sẽ bao gồm những bước sau:

1. Chuẩn bị vật tư và tập kết đến công trình

Khi các thiết bị, bộ phận trong thang máy được đưa về cảng sẽ được Công ty lắp đặt thang máy chuyển và tập kết về chân công trình, tất cả các thiết bị được đưa tới chân công trình sẽ được tập kết vào vị trí thuận tiện để dễ dàng cho việc thi công, đồng thời tiến hành công việc bảo quản các thiết bị khỏi các tác động của môi trường và thiên nhiên.
2. Công tác lắp đặt

Khi đã tập kết các thiết bị về chân công trình, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành thực hiện lắp đặt nhưng bên trong công tác lắp đặt sẽ bao gồm phần lắp đặt cơ và lắp đặt điện, ở mỗi đội sẽ có từ 2-3 người gồm thợ chính và thợ phụ đều là những người đã thi công lắp đặt, có nhiều kinh nghiệm trong việc lắp đặt hệ thống thang máy.
Trình tự các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Lắp giáo chuyển dần vật tư vào hố thang bao gồm các thiếi bị như: rail cabin, rail đối trọng, channel, máy kéo, khung, tủ điện.
Bước 2: Khi đã sắp xếp đúng vị trí sẽ tiến hành thả dây rọi để kiểm tra chính xác các kích thước, thông số kỹ thuật từ vị trí rail cabin, rail đối trọng…
Bước 3: Bộ phận cơ sẽ tiến hành lắp đặt rail, theo trình tự từ dưới lên trên các rail sẽ được cố định bằng các basket giữa rail liên kết với những đà bê tông xung quanh hố.

====> Các bài viết tham khảo:

Tư vấn lựa chọn thang máy

Phân loại thang máy theo tính năng kỹ thuật

Những loại giếng thang máy thường được xây dựng

quy-trinh-lap-dat-thang-may-1

Bước 4: Sau đó sẽ là công việc lắp khung cabin và đối trọng, lắp cáp tải
Bước 5: Dùng máy kéo để quay tay đưa các thiết bị như khung cabin lên xuống, lắp đặt các cửa tầng và bao che cửa tầng theo đúng trình tự lắp đặt lên xuống.
Bước 6: Sau khi đã lắp đặt xong cửa tầng người lắp đặt sẽ báo cho chủ đầu tư để tiến hành xây chèn mặt cửa.
Bước 7: Công việc vệ sinh hố thang và lắp vách, nóc cabin, bộ truyền cửa cabin, cửa cabin.

Bước 8: Công việc của bộ phận cơ gần như đã hoàn chỉnh, bộ phận cơ sẽ vệ sinh lần cuối và bàn giao cho tổ điện.

Bước 9: Tổ điện tiến hành công việc của mình bằng cách đi dây nối tổ điện, máy kéo, hệ thống dây diện dọc hố, dọc theo cabin. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, đóng điện chạy thừ với tốc độ bạn đầu chậm để kiểm tra và căn chỉnh.
Bước 10: Khi đã kiểm tra và căn chỉnh xong, thang được chạy với chế độ không tải sau đó chạy với chế độ đủ tải để căn chỉnh độ bằng tầng khi dừng.
Bước 11: Công việc của bộ phận điện sẽ nhẹ nhàng hơn so với bộ phận cơ, lúc này bên thi công sẽ báo cho chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu.

quy-trinh-lap-dat-thang-may-2

Bài viết và Thang máy Thuận Phát chia sẻ ở trên chính là toàn bộ quy trình lắp đặt thang máy của chúng tôi, đây được xem là quy trình đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho những công trình khi lắp đặt thang máy. Để được tư vấn và tìm hiểu kỹ hơn các sản phẩm thang máy hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo đường dây nóng sau:

lien-he-thang-may-gia-dinh-sakura

Đánh giá
Quy trình lắp đặt thang máy
Liên hệ với Thuận Phát ngay để được tư vấn và sử dụng dịch vụ bảo trì thang máy chuyên nghiệp:

Với đội ngũ kỹ sư kinh nghiệm trên 10 năm đã thực hiện hàng trăm công trình lớn nhỏ trên cả nước Thuận Phát cam kết mang lại chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Gọi ngay để được tư vấn miễn phí

0939.612.555